Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai chủ động, hiệu quả từ cấp cơ sở

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia phòng, chống thiên tai năm nay (từ ngày 15 đến 22-5) với chủ đề “Phòng, chống thiên tai chủ động, hiệu quả từ lực lượng xung kích cơ sở”, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Trị đã có những hoạt động và việc làm cụ thể nhằm nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai chủ động, hiệu quả ngay từ xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Mô hình Đội Ứng phó thiên tai, thảm họa cấp xã được triển khai thực hiện tại tỉnh Quảng Trị từ năm 2010, Đội hoạt động theo mô hình ứng phó của Mỹ và được Trung tâm phòng chống thiên tai Châu Á – Thái Bình Dương phát triển và triển khai áp dụng vào Việt Nam. Đây là lực lượng hỗ trợ có hiệu quả cho chính quyền địa phương tham gia ứng phó với các tình huống khẩn cấp khi có thiên tai, thảm họa xảy ra.

Xác định mô hình hoạt động của Đội ứng phó thiên tai là thiết thực, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện và tình hình diễn biến thiên tai tại Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã chỉ đạo triển khai mô hình tại các tỉnh trọng điểm thiên tai của cả nước, đồng thời ban hành Quy chế 80/QC-TƯHCĐ ngày 22/3/2013 của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về việc Tổ chức và hoạt động của Đội ứng phó thảm hoạ thuộc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai chủ động, hiệu quả từ cấp cơ sở

Ra mắt Đội Ứng phó thiên tai, thảm họa cấp tỉnh
 
Tại Quảng Trị đến thời điểm này đã thành lập, tập huấn và trang bị kiến thức, kỹ năng, phương tiện hoạt động cho 01 Đội Ứng phó thiên tai, thảm họa cấp tỉnh và 10 Đội Ứng phó thiên tai, thảm họa cấp xã, gồm: Xã Triệu Long, Triệu Đại, Triệu Độ, Triệu Hòa, Triệu Phước (huyện Triệu Phong) và Xã Vĩnh Thái, Vĩnh Long, Vĩnh Trung, Vĩnh Tú, Vĩnh Lâm (huyện Vĩnh Linh). Trong những năm qua, tại các đơn vị đã thành lập Đội Ứng phó thiên tai, thảm họa cấp xã tham mưu, hỗ trợ rất hiệu quả trong việc triển khai các phương án phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, thảm họa tại địa phương, đơn vị. Riêng Đội Ứng phó thiên tai, thảm họa cấp tỉnh đã 03 lần kích hoạt và triển khai đánh giá nhanh nhu cầu trong tình huống khẩn cấp của người dân khu vực bị ảnh hưởng (Bão số 10/2013; Sự cố môi trường biển năm 2016; Ngập lụt tại Hướng Hóa năm 2019…). Kết quả đánh giá được Hội Chữ thập đỏ tỉnh sử dụng để kêu gọi, vận động các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ kịp thời trong việc khắc phục hậu quả sau thiên tai.

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia phòng, chống thiên tai năm nay (từ ngày 15 đến 22-5) với chủ đề “Phòng, chống thiên tai chủ động, hiệu quả từ lực lượng xung kích cơ sở”, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Triệu Phong  và UBND 03 xã: Triệu Trung, Triệu Trạch, Triệu Sơn huyện Triệu Phong thành lập Đội ứng phó thiên tai, thảm họa cấp xã, mỗi Đội có 24 thành viên với thành phần nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ, đoàn thanh niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ.
Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai chủ động, hiệu quả từ cấp cơ sở 1

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai chủ động, hiệu quả từ cấp cơ sở 2

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai chủ động, hiệu quả từ cấp cơ sở 3

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai chủ động, hiệu quả từ cấp cơ sở 4

Các thành viên trong Đội Ứng phó thiên tai, thảm họa cấp xã tập huấn, diễn tập các phương án phòng ngừa, ứng phó khi thiên tai, thảm họa xảy ra
 
Sau khi được thành lập, Hội Chữ thập đỏ tỉnh tiến hành tổ chức 03 khóa tập huấn kiến thức và kỹ năng hoạt động cho thành viên Đội Ứng phó thiên tai, thảm họa của xã (Triệu Trung: 18 – 19/5/2020; Triệu Trạch: 20 – 21/5/2020; Triệu Sơn: 22 – 23/5/2020). với các nội dung thiết yếu như: Hiểm họa thường gặp và nhóm ứng phó cộng đồng; An toàn gia đình và chuẩn bị ứng phó; Sơ cấp cứu và hỗ trợ sự sống cơ bản; Hệ thống chỉ huy xử lý sự cố và phân loại nạn nhân; Quản lý tử thi; Cứu hỏa; Tìm kiếm và cứu hộ cơ bản; Cứu đuối…đây là xâu chuỗi những kiến thức và kỹ năng cơ bản hỗ trợ cho các thành viên Đội chủ động và sẵn sàng trong việc triển khai các phương án phòng ngừa và ứng phó khi có thiên tai, thảm họa xảy ra.

Trong quá trình thực hiện mô hình Đội Ứng phó thiên tai, thảm họa cấp xã, Hội Chữ thập đỏ tỉnh luôn nhận được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp hiệu quả của mặt trận và các ban ngành đoàn thể…Tuy nhiên, khó khăn gặp phải trong việc triển khai mô hình đó là nguồn lực thực hiện chủ yếu huy động từ các chương trình, dự án; sau khi các chương trình dự án kết thúc việc duy trì, phát huy hiệu quả hoạt động của Đội chưa được thực hiện thường xuyên…

Để mô hình tiếp tục phát huy hiệu quả và nhân rộng, rất cần sự chung tay của các cấp chính quyền, các ngành và sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa phương.
Lê Minh (Ban CTXH)

Bài viết liên quan