“Chăm sóc mắt cho người khuyết tật: Rào cản và giải pháp”

Bộ Y tế, Bệnh viện Mắt TƯ vừa phối hợp với Tổ chức quốc tế CBM và Hội người khuyết tật Hà Nội tổ chức Hội thảo “Chăm sóc mắt cho người khuyết tật: Rào cản và giải pháp”. Giờ học của trẻ khuyết tật tại...

Bộ Y tế, Bệnh viện Mắt TƯ vừa phối hợp với Tổ chức quốc tế CBM và Hội người khuyết tật Hà Nội tổ chức Hội thảo “Chăm sóc mắt cho người khuyết tật: Rào cản và giải pháp”.

 

 

Giờ học của trẻ khuyết tật tại Trung tâm Hy Vọng. Ảnh: VOV

Hội thảo nhằm mục đích nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hòa nhập khuyết tật trong các dịch vụ chăm sóc mắt. Đây cũng là dịp để các đại biểu xem xét lại các chính sách và hoạt động về hòa nhập khuyết tật trong hệ thống chăm sóc mắt tại Việt Nam.
Hiện cả nước có khoảng 4 triệu người mù, trong đó nhiều nhất là mù do đục thủy tinh thể chiếm 66,1%. Ngoài ra, mỗi năm thêm mới khoảng 85.000 người mù cả hai mắt và khoảng 85.000 người mù một mắt cũng đều do bệnh này. Tuy nhiên do thiếu phí hỗ trợ nên tỷ lệ lớn người cận nghèo và người khuyết tật chưa được phẫu thuật.
Bệnh viện Mắt Trung ương đang đề nghị Bộ Y tế và Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 80% chi phí phẫu thuật thủy tinh thể cho tất cả bệnh nhân ở các cơ sở y tế đủ điều kiện. Cùng với đó, đề nghị thanh toán 100% chi phí mổ ở bất kỳ cơ sở y tế đủ điều kiện đối với bệnh quặm do bệnh mắt hột gây mù. Cả nước còn hơn 200.000 người bị quặm do mắt hột gây mù chưa được phẫu thuật.
Một vấn đề khác rất cần sự quan tâm của cộng đồng là tỷ lệ mắc tật khúc xạ ngày càng tăng ở trẻ, ước tính cả nước có khoảng 3 triệu trẻ từ 5-16 tuổi cần kính, tuy nhiên công tác phòng chống mù loà ở cộng đồng còn tồn tại nhiều bất cập như: Thiếu nhân lực cán bộ mắt, hàng trăm trung tâm y tế huyện không có bác sỹ nhãn khoa, không có khoa mắt, không có trang thiết bị và cơ sở vật chất… khiến hàng triệu dân địa phương khó có cơ hội tiếp cận dịch vụ.

Bài viết liên quan

Danh mục khác