Ninh Bình: Giải quyết kịp thời chế độ bảo hiểm thất nghiệp giúp người lao động nhanh chóng có việc làm mới
Theo báo cáo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình, năm 2022, Trung tâm Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh Ninh Bình đã giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp (TCTN) cho gần 5.000 người, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân tăng là do tác động của dịch bệnh, cùng với đó người lao động nghỉ việc ở các thành phố lớn về quê hương để hưởng trợ cấp thất nghiệp và tìm kiếm việc làm tại địa phương.
Nhận thấy thị trường lao động đang có sự biến động và nhu cầu tuyển lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh giảm do thu hẹp mô hình hoặc tạm dừng hoạt động, kéo theo đó tỷ lệ lao động thất nghiệp tại tỉnh Ninh Bình theo chiều hướng tăng nhẹ , Trung tâm DVVL tỉnh Ninh Bình đã nỗ lực đưa ra các giải pháp giải quyết nhanh chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Nình BìnhTrung tâm đã chú trọng cải cách thủ tục hành chính, thực hiện mô hình một cửa liên thông trong việc thực hiện chính sách BHTN thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch, từ đó nâng cao tính chính xác, kịp thời trong giải quyết hồ sơ hưởng BHTN.
Đặc biệt, Trung tâm cũng triển khai thực hiện tiếp nhận và trả hồ sơ BHTN qua email, tiếp nhận thông báo về tình trạng việc làm, tư vấn việc làm online, qua điện thoại, mạng xã hội,…Nhờ đó, người lao động tiết kiệm được thời gian, giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, thủ tục đơn giản, linh hoạt, giải quyết nhanh chóng mọi nhu cầu hợp lý của người lao động, được người lao động ghi nhận và đánh giá cao. Riêng đối với các thủ tục hoặc người LĐ có nhu cầu hỗ trợ trực tiếp thì Trung tâm cũng đã triển khai các bước đảm bảo an toàn cho viên chức, người LĐ của đơn vị cũng như các tổ chức, cá nhân đến giao dịch. Nhờ đó đó, đơn vị đã kịp thời giải quyết nhanh chính sách BHTN cho người lao động nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu “3 đúng”: đúng đối tượng, đúng chế độ, đúng thời hạn.
Cán bộ Trung tâm DVVL tỉnh Ninh Bình hỗ trợ người LĐ hoàn chỉnh hồ sơ hưởng chính sách BHTNBên cạnh đó, Trung tâm DVVL tỉnh cũng đẩy mạnh thu thập thông tin về thị trường lao động để nắm bắt, cập nhật tình hình biến động thị trường lao động, khai thác vị trí việc làm trống các doang nghiệp, cơ sở kinh doanh để tư vấn, giới thiệu cho người lao động và cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người sử dụng lao động, góp phần điều hòa thị trường lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Cùng với đó, công tác tuyên truyền chính sách BHTN được Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh thực hiện bằng nhiều hình thức như: Phát tờ rơi cho người lao động tại các ngày hội việc làm, các phiên giao dịch việc làm lưu động, các chương trình tư vấn kết nối việc làm trong và ngoài nước, các hội nghị, hội thảo; treo băng rôn, cờ phướn tại một số xã, huyện trên địa bàn tỉnh...
Hàng tuần, Trung tâm tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm và các chính sách BHTN tập trung cho người lao động thất nghiệp tại sàn giao dịch việc làm. Xác định công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt cả quá trình giải quyết chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp, Trung tâm đã tổ chức nhiều hình thức tư vấn, đặc biệt áp dụng các nền tẳng mạng xã hội phổ biến phù hợp để tiếp cận giúp người lao động tìm việc làm như: Tư vấn trực tiếp; tư vấn trực tuyến qua mạng lưới viễn thông, thư điện tử, thông qua hội thảo, hội nghị… và các phiên giao dịch việc làm lưu động tại các huyện, xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp người lao động phần nào giải tỏa áp lực trong thời gian tìm kiếm việc làm mới và có thể tiếp tục trở lại thị trường lao động.
Trong thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục tổ chức và đa dạng hóa các hình thức hoạt động thông tin, tuyên truyền các chế độ, chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm đảm bảo cho người lao động đủ điều kiện đều được tham gia bảo hiểm thất nghiệp… Đổi mới hoạt động của các phiên giao dịch việc làm, nâng chất lượng các phiên giao dịch việc làm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dịch vụ việc làm nhằm kết nối cung - cầu lao động giữa người lao động với doanh nghiệp tích cực, hiệu quả…/.
Nguyễn Hoàng