Dược sĩ Lê Thị Bình – Tổng giám đốc Công ty Dược phẩm Tâm Bình: Nữ doanh nhân “căn cơ” làm từ thiện tiền tỷ

Với vẻ bình dị, hồn hậu, dễ gần, gặp ngoài đời, ít ai biết chị là một doanh nhân thành đạt đã gặt hái nhiều Giải thưởng. 3 lần liên tiếp đoạt Cúp Bông hồng Vàng cho nữ doanh nhân tiêu biểu (năm 2008, ...

Với vẻ bình dị, hồn hậu, dễ gần, gặp ngoài đời, ít ai biết chị là một doanh nhân thành đạt đã gặt hái nhiều Giải thưởng.

3 lần liên tiếp đoạt Cúp Bông hồng Vàng cho nữ doanh nhân tiêu biểu (năm 2008, 2009, 2010); Cúp Thánh Gióng; Giải thưởng Bạch Thái Bưởi, Bằng khen của Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bằng khen của Hội Dược học Việt Nam, Bằng khen của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và nhiều giải thưởng cao qúy khác.

 

 Dược sĩ Lê Thị Bình được mệnh danh là “người của các giải thưởng”.


Cô học trò xuất sắc

Dược sĩ Lê Thị Bình là cháu ngoại thuộc đời thứ 3 của hiệu thuốc gia truyền nổi tiếng bà Giằng; Nhưng chị đã không an phận với những gì mà thế hệ trước để lại. Với sự học hỏi, quyết tâm cao, dược sĩ Lê Thị Bình là một trong số ít những người đa biết phát triển thành công bài thuốc gia truyền của gia đình lên một tầm cao mới với những sản phẩm hiện đại, hiệu quả sử dụng cao mang thương hiệu Tâm Bình.

Nhận xét về người học trò xuất sắc của mình, PGS.TS Nguyễn Huy Oánh, Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội nói: DS Bình la cô học trò hiếm hoi biết khai thac và phát triển những gì tinh tuý nhất từ bài thuốc gia truyền. Chỉ từ một bài thuốc chữa thấp khớp của bà ngoại để lại, DS Lê Thị Bình đã dày công nghiên cứu, xây dựng quy trình san xuất hiện đại để tạo ra sản phẩm mới có hiệu quả chữa bệnh cao với số lượng lớn, đáp ứng được yêu cầu của thị trường…

PGS.TS Nguyễn Huy Oánh cũng cho biết, ông đã từng dùng sản phẩm thuốc viên khớp Tâm Bình và khỏi bệnh nên hơn ai hết ông là người cảm nhận rõ nhất tính ưu việt của các sản phẩm mang thương hiệu Tâm Bình. Đây là một sự kết hợp tuyệt vời giữa bài thuốc gia truyền và công nghệ bào chế thuốc hiện đại.

 

 DS Tâm Bình cùng Thầy thuốc tình nguyện khám miễn phí cho trẻ em ở xã Dào San- Phong thổ- Lai Châu Ảnh: PV


Làm thuốc bằng “trái tim”

Khâu đầu tiên căn bản nhất của một doanh nghiệp sản xuất thuốc đó là nguyên liệu sản xuất. Không thể có những viên thuốc tốt nếu nguồn dược liệu kém chất lượng. Nhờ có kiến thức về thuốcNam từ bé, cộng thêm vốn kiến thức học được trong trường, những năm tháng kinh nghiệm của người sản xuất nên chỉ cần nhìn qua hoặc nếm dược liệu là chị đã biết nguyên liệu đó tốt hay không? “Nhìn mau la biết. Co loại dược liệu trông rất đẹp nhưng lại vô cùng độc hại vì được sấy bằng diêm sinh. Người không biết mà mua nguyên liệu đó về sản xuất thuốc thì cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh”, dược sĩ Bình cho biết.

Không chỉ là “số một” trong khâu sản xuất, dược sĩ Tâm Bình còn là một Tổng giám đốc đa năng khi một mình đảm trách hầu như toàn bộ các khâu chủ chốt của công ty. Lúc thì chị đứng ở vai trò của một giám đốc sản xuất, lúc trong vai trò giám đốc kinh doanh, lúc lại là giám đốc marketing… Tất cả các bộ phận đó đều được vận hành rất hiệu quả.

Không phải là dân kinh doanh chuyên nghiệp nhưng cách điều hành và thu phục nhân tâm của chị đáng để cho các doanh nghiệp học tập. Chị có thể lặn lội về quê thăm người thân của nhân viên bị ốm đau nhưng khi nhân viên có thái độ vô trách nhiệm, chị sẵn sàng cho nghỉ việc. Chị quan niệm: Người làm thuốc không thể thiếu cái Tâm. Thế nên không phải ngẫu nhiên mà chị chọn tên Tâm Bình để đặt tên cho công ty của mình. Cái tên đó chị đa gửi gắm cả cuộc đời, sự nghiệp và cả trái tim tha thiết với nghề thuốc…


Tâm thiện giữa đời thường

 

Trong khi không ít người làm từ thiện theo kiểu “phong trào”, mượn việc làm từ thiện để đánh bóng tên tuổi, hoặc PR cho thương hiệu của công ty mình thì dược sĩ Lê Thị Bình lại làm từ thiện theo cách chẳng giống ai. Hiếm có một bà Tổng giám đốc nào lại “vi hành” đến mọi thôn cùng ngõ hẻm để mang từng hộp thuốc, từng chiếc chăn ấm đến trao tận tay người nghèo như chị.

Hôm tôi đến gặp chị cũng là lúc chị vừa trở về từ chuyến từ thiện khám bệnh miễn phí cho 500 đồng bào dân tộc ở xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đây là Chương trình khám chữa bệnh miễn phí mà Công ty Dược phẩm Tâm Bình ký kết với Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (thực hiện 1 năm 8 lần với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng- PV).

Trở về sau 4 ngày vất vả với những cung đường dốc đèo cua tay áo, với cái lạnh thấu xương và sương mù dày đặc… để trực tiếp khám chữa bệnh cho bà con, gương mặt chị trở nên hốc hác, da sạm đi vì gió rét và mất ngủ. Nhưng khi được hỏi: Vì sao không để nhân viên đi thay?- chị trả lời: “Làm từ thiện không chỉ đơn thuần mang đến cho người ta hộp thuốc, gói quà là xong mà phải mang được cả niềm vui, sự may mắn đến cho họ. Có như vậy thì cái Tâm thiện của mình mới trọn vẹn…”.

Từ Hà Nội vào Thanh Hóa, Hà Tĩnh; rồi Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ hay về Hưng Yên, Thái Bình; đến cả những vùng thâm sâu cùng cốc như Phong Thổ (Lai Châu) hay Mù Cang Chải (Yên Bái)… nơi nào chị cũng đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng người bệnh, người dân nghèo.
Ngoài Chương trình khám chữa bệnh miễn phí ký với Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, dược sĩ Lê Thị Bình còn tham gia làm từ thiện cho Quỹ vì Người nghèo do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, các chương trình khám chữa bệnh miễn phí hay tặng quà cho gia đình chính sách hoặc Bà mẹ Việt Nam Anh hùng ở khắp các tỉnh, thành; các chương trình dành cho trẻ em tàn tật, trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó… Báo Gia đình &Xã hội cũng đã cùng với dược sĩ Bình tổ chức thăm và tặng quà cho các bà mẹ ViệtNam anh hùng ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh năm 2010.

Có những bệnh nhân nghèo bị liệt nằm một chỗ, dường như đã phải chấp nhận đầu hàng số phận nhưng qua đài báo, tivi, họ biết đến DS Lê Thị Bình. Họ đa viết thư cho chị để xin thuốc. Qua những bức thư đó, dược sĩ Bình đã chữa được cho nhiều người khỏi liệt như em Bùi Xuân Trước ở Lương Tài, Bắc Ninh; em Bùi Minh Duyển ở khu Vân Đông, thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà, Thái Bình; em Nguyễn Ngọc Thông ở Quân Khê, Phú Thọ…

Em Trước bị chứng khớp đầu gối dẫn đến liệt nằm một chỗ, gia đình đã phải bán hết đất đai nhà cửa để cứu chữa cho em nhưng không khỏi. Sau khi nhận được thư và biết hoàn cảnh của em, dược sĩ Bình đa chữa bệnh miễn phí cho em, sau đó đón em lên Hà Nội, cho đi học nghề sửa chữa điện dân dụng ở Trung tâm dạy nghề Hoàn Kiếm. Hiện nay Trước không chỉ khỏi liệt mà còn biết sửa chữa đồ điện, mỗi ngày kiếm được từ 20 – 30.000 đồng để tự nuôi sống bản thân…

 

 Tổ ấm của dược sĩ Lê Thị Bình. Ảnh: PV


Viên mãn với hạnh phúc gia đình

Không chỉ thành công trong sự nghiệp, chị Bình còn là người phụ nữ đảm đang, tháo vát trong gia đình. Chị có thể bỏ ra hàng tỷ đồng để đi làm từ thiện nhưng không bao giờ chiều theo nhu cầu của con cái nếu thấy điều đó không chính đáng. Chị tiết kiệm từng cái kim sợi chỉ trong gia đình để dạy con biết trân trọng giá trị của sức lao động. Đến bây giờ, những bộ quần áo pizama của chồng, những chiếc quần đùi của con… chị vẫn tự tay may lấy.

Chính nhờ cách sống giản dị này nên trong gia đình chị, tình cảm lúc nào cũng ấm áp. Các con chị đều ngoan ngoãn, học giỏi. Con trai lớn của chị hiện đang du học ngành dược ở Anh quốc. Chị đã truyền được ngọn lửa đam mê với nghề thuốc của mình cho con. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của bất cứ người mẹ nào.

Dược sĩ Bình luôn xác định: Dù thành đạt đến đâu, phụ nữ cũng phải là người gìn giữ, vun vén cho tổ ấm gia đình. Một người phụ nữ chỉ ở nhà nội trợ không thôi đã được coi là thành đạt khi họ có một gia đình hạnh phúc. Với dược sĩ Lê Thị Bình thì đó là sự “thành đạt kép”.

 

An Khê

Theo giadinh.net.vn

 

Bài viết liên quan

Danh mục khác