Hướng tới mục tiêu năm 2025 có 50% cơ sở giáo dục đại học triển khai đào tạo thương mại điện tử

Sự kiện nổi bật

10:36 06/12/2023

Ngày 5/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã công bố Báo cáo Đào tạo thương mại điện tử 2023. Báo cáo được xây dựng từ số liệu khảo sát của 238 cơ sở giáo dục đại học trong cả nước từ tháng 8 – 10/2023.

Phát biểu tại chương trình, ông Bùi Trung Kiên - Phó Chủ tịch VECOM, cho biết: Từ năm 2022, VECOM đặt ưu tiên trong việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cơ sở giáo dục đại học triển khai hoạt động đào tạo ngành, chuyên ngành và học phần thương mại điện tử.

Ông Bùi Trung Kiên - Phó Chủ tịch VECOM phát biểu tại chương trình
Ông Bùi Trung Kiên - Phó Chủ tịch VECOM phát biểu tại chương trình

Cuộc khảo sát từ tháng 8 - 10/2023 tại 238 cơ sở giáo dục đại học (gọi tắt là trường đại học) cho thấy, đã có 47% trường đào tạo học phần thương mại điện tử, trong đó có tới 40 trường đào tạo ngành thương mại điện tử với mã ngành 7340122. “Nếu có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các trường đại học với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo và thương mại điện tử, VECOM cùng các tổ chức và doanh nghiệp, mục tiêu đến hết năm 2025 có 50% cơ sở giáo dục đại học triển khai đào tạo thương mại điện tử là khả thi”, đại diện VECOM cho biết.

Theo VECOM, hiện nay, chính sách và pháp luật bước đầu tạo thuận lợi cho đào tạo thương mại điện tử, tuy nhiên, việc triển khai các văn bản chính sách và pháp luật này chưa đủ mạnh mẽ. Một phần do chưa có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Thêm nữa, các trường đại học, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cũng chưa nắm vững các chủ trương và quy định đã ban hành. Sự hợp tác giữa các bên liên quan còn lỏng lẻo.

Các đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận, tại Lễ công bố Báo cáo Đào tạo thương mại điện tử 2023
Các đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận, tại Lễ công bố Báo cáo Đào tạo thương mại điện tử 2023

Do đó, để nâng cao chất lượng về đào tạo thương mại điện tử và phấn đấu đạt mục tiêu đã đề ra, VECOM kiến nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần kiểm tra, giám sát hàng năm và công bố công khai những trường chưa thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ này.

Từ thực tế đào tạo TMĐT, Báo cáo Đào tạo Thương mại điện tử 2023 khuyến nghị, những trường Đại học nào chưa có học phần này trong chương trình đào tạo ngành TMĐT nên nhanh chóng bổ sung. Những trường nào coi đây là học phần tự chọn cần chuyển sang bắt buộc. Chương trình đào tạo ngành TMĐT nên có các học phần liên quan với số tín chỉ hợp lý.

Chương trình đào tạo ngành TMĐT của mỗi trường nên có sự độc đáo, khác biệt với các trường khác và gắn với thế mạnh của trường mình. Các trường Đại học nên nhanh chóng công bố công khai chương trình đào tạo nói chung và ngành TMĐT nói riêng. Việc công khai này giúp cho các trường dễ dàng tham khảo được chương trình đào tạo của nhau, từ đó sửa đổi để tạo ra sự đặc sắc, khác biệt của trường mình, tạo ra lợi thế cạnh tranh khi tuyển sinh đầu vào và hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp tìm việc làm.

Theo PGS.TS Phạm Thu Hương - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng. Đào tạo ngành thương mại điện tử tại các trường Đại học cần có sự khác biệt với đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như các trường Cao đẳng, trung cấp hay trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

Từ thực tế đào tạo thương mại điện tử, Báo cáo Đào tạo Thương mại điện tử 2023 khuyến nghị, những trường Đại học nào chưa có học phần này trong chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử nên nhanh chóng bổ sung. Những trường nào coi đây là học phần tự chọn cần chuyển sang bắt buộc. Chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử nên có các học phần liên quan với số tín chỉ hợp lý.

Chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử của mỗi trường nên có sự độc đáo, khác biệt với các trường khác và gắn với thế mạnh của trường mình. Các trường Đại học nên nhanh chóng công bố công khai chương trình đào tạo nói chung và ngành thương mại điện tử nói riêng. Việc công khai này giúp cho các trường dễ dàng tham khảo được chương trình đào tạo của nhau, từ đó sửa đổi để tạo ra sự đặc sắc, khác biệt của trường mình, tạo ra lợi thế cạnh tranh khi tuyển sinh đầu vào và hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp tìm việc làm.

PV

Bài viết liên quan