Vì một Việt Nam không còn đói nghèo

Xóa đói giảm nghèo

08:46 12/07/2021

Ban Bí thư xác định rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, cơ bản không còn huyện nghèo, không còn xã đặc biệt khó khăn.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm từ 1-1,5 %/năm mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, mới đây, Ban Bí thư đã có Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.

Một lộ trình được xác định, nhưng để đi tới đích, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, chính quyền cần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm nguồn lực, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo bền vững. Tất cả cùng hướng tới một mục tiêu "".

Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái thuộc nhóm các huyện nghèo nhất cả nước. Nhưng mọi thứ ở đây đã dần đổi khác. Từ chỗ chỉ canh tác lúa, ngô giờ thì cây sa nhân và sơn tra đã mang lại cho những hộ nông dân người H''Mông có thêm của ăn của để.

Nằm trong danh mục 62 huyện nghèo của cả nước nhưng Mù Cang Chải đã tự vươn lên trở thành một trong số nhiều huyện đạt kết quả giảm nghèo gần 40% trong 5 năm 2015-2020. Thành công ấy có được nhờ Đảng bộ, chính quyền các cấp của Yên Bái đã thực sự đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, triển khai đồng bộ nhiều nhóm giải pháp thiết thực theo phương châm "giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm" cho từng cấp ủy.

Việt Nam đã tạo ra kỳ tích về xóa đói giảm nghèo khi tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh từ 58% năm 1993 xuống còn hơn 2%. Năm 2006, Việt Nam tuyên bố hoàn thành Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của LHQ về xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói, về đích trước 10 năm.

Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo và phát sinh nghèo còn cao. Một số nơi đời sống người dân còn khó khăn. Nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

 - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Trong Chỉ thị mới ban hành, Ban Bí thư yêu cầu tiếp tục thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để phấn đấu đến năm 2030, cơ bản không còn huyện nghèo, không còn xã đặc biệt khó khăn - một mục tiêu, một chặng đường rất rõ ràng để chúng ta phấn đấu ""

Đảng và Nhà nước luôn coi công tác giảm nghèo là một chủ trương lớn, thường xuyên, lâu dài, liên tục và xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đất nước. Để thực hiện thành công mục tiêu phấn đấu "" vào năm 2030, một trong những giải pháp quan trọng là giúp người nghèo có sinh kế ổn định để có thu nhập tốt hơn, từ đó vươn lên thoát nghèo.


Bài viết liên quan

Danh mục khác